top of page
  • Writer's pictureSức khỏe Dinh dưỡng

Nên làm gì khi bị trật khớp đầu gối?

Trật khớp đầu gối là gì? Nên làm gì khi bị trật khớp đầu gối? Trật khớp gối xảy ra khi chúng ta gặp va chạm, vận động mạnh,… và đặc biệt thường gặp ở những người chơi thể thao. Tuy là tai nạn phổ biến nhưng nhiều người không biết cách xử trí hợp lý khi trật khớp gối. Vậy trật khớp gối là gì? Cách sơ cứu và chữa trị ra sao? Bạn có thể tham khảo những thông tin trong bài viết này để hiểu rõ.



Trật khớp là một trong những chấn thương khớp gối điển hình khi vận động và chơi thể thao

Khớp gối được xem là một trong những khớp quan trọng nhất của cơ thể. Khớp gối giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, mọi hoạt động liên quan đến việc di chuyển đều cần đến sự linh hoạt của khớp gối.

Khớp gối được cấu tạo gồm 3 phần là phần cấu trúc xương, cấu trúc phần mềm ngoài khớp và cấu trúc phần mềm trong khớp.

Cấu trúc xương: Gồm xương chày, xương bánh chè và xương cầu đùi.

Cấu trúc phần mềm ngoài khớp: Bao gồm dây chằng, cơ và gân.

Cấu trúc phần mềm trong khớp: Bao gồm dây chằng chéo trước và sau.

Trật khớp là một trong những chấn thương khớp gối điển hình khi vận động và chơi thể thao, xảy ra khi đầu của khớp bị di lệch khỏi vị trí ban đầu. Khớp gối có thể bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi.

Dấu hiệu bị trật khớp gối

Dấu hiệu bị trật khớp đầu gối rất dễ nhận biết. Nếu sau khi chơi thể thao, thấy các biểu hiện dưới đây rất có thể bạn đã bị trật khớp gối:

Đau gối: Do khớp bị lệch ra so với vị trí ban đầu, cùng với các chấn thương phần mềm trong quá trình chơi thể thao vì thế tại vị trí trật khớp gối sẽ thấy rất đau. Đau giảm nhanh khi người bị nạn được cố định khớp và ngừng vận động.

Đầu gối sưng đỏ: Tại khớp gối sẽ thấy sưng to, nhấn vào cảm thấy thấy rất đau, ngoài da có thể tím đỏ hoặc không.

Giảm khả năng vận động: Vì đau đớn nên người bệnh phải giảm các vận động vùng khớp gối như đi lại, co duỗi khớp gối.

Xử trí khi bị trật khớp đầu gối



Trật khớp đầu gối không phải là chứng bệnh thường gặp, tuy nhiên khi gặp phải triệu chứng của bệnh bạn nên học cách xử lí sơ cứu để kịp thời xử lí bệnh nhanh chóng.

Cách sơ cứu khi bị trật khớp gối nhẹ không khó, nó có thể giúp bạn giảm đau nhanh chóng và tránh được những biến chứng về sau.

– Hạn chế vận động khớp gối: Đây là việc đầu tiên bạn phải làm khi bị trật khớp gối. Bạn không nên tự ý nắn bóp, xoay lắc khớp vì có thể sẽ làm cho cấu trúc phần mềm quanh khớp bị tổn thương nhiều hơn. Người bị nạn cần được ngồi im, cố định khớp gối bằng vải hoặc nẹp. Tránh các tác động bên ngoài lên khớp gối.

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi trật khớp

– Chườm lạnh: Có tác dụng giảm đau và giảm sưng cho người bị nạn. Cần lưu chườm nhẹ nhàng để không làm tổn thương khớp gối.

– Đưa người bị nạn đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt: Sau khi được cố định khớp và chườm lạnh, người bị nạn có thể không thấy đau nữa tuy nhiên vẫn phải đến cơ sở y tế để nắn chỉnh lại khớp trật. Trong quá trình đưa người bị nạn đến cơ sở y tế cần cố gắng giữ cố định khớp gối.

– Chăm sóc chấn thương khớp gối:

Hạn chế vận động để khớp gối có thời gian phục hồi chức năng. Nếu hoạt động nhiều, người bệnh sẽ thấy đau đớn và khả năng bị trật khớp trở lại cũng rất cao.

Ăn uống đủ chất, uống đủ nước: Để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm tốt cho xương khớp chẳng hạn xương ống ninh nhừ, nấm, ngũ cốc, sữa

Hi vọng với những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu được trật khớp đầu gối là gì rồi nhé. Khi có biểu hiện của trật khớp đầu gối bạn nên đến ngay cơ sở y tế để khám và tìm cách điều trị tốt nhất, giúp sức khỏe nhanh chóng bình phục.

148 views0 comments
bottom of page