Cách Điều Trị Bệnh Tay Chân Miệng Tại Nhà
- Sức khỏe Dinh dưỡng
- Jun 6, 2018
- 3 min read
Hằng năm, tỉ lệ trẻ bị bệnh tay chân miệng phải nhập viện rất cao. Nếu phát hiện và điều trị bệnh không kịp thời, bệnh sẽ biến chứng, ảnh hưởng đến cơ quan khác, thậm chí đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Vậy cách chữa bệnh tay chân miệng tại nhà như thế nào? Hôm nay, chúng ta cùng nhau nghiên cứu và tìm hiểu nhé!
Cách điều trị bệnh tay chân miệng

Triệu chứng bệnh tay chân miệng rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh thường gặp khác. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú trọng một số cách điều trị và hỗ trợ điều trị tại nhà khi con trẻ mắc bệnh nhé.
Cách ly đúng cách.
- Trẻ xác định đã mắc bệnh TCM phải được nghỉ học từ 7 – 10 ngày để ngăn chặn sự lây lan.
- Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng nhiều cách tùy theo hoàn cảnh gia đình. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt thường nhật.
- Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.
Giữ vệ sinh cá nhân.
- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch.
- Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh TCM qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh TCM trên đôi tay của trẻ.
- Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.
- Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
- Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió - ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Tạo môi trường sống trong lành và an toàn.
- Người chăm sóc trẻ như cha mẹ, ông bà, người giữ trẻ… cần giữ sạch đôi tay hạn chế gieo rắc vi rút gây bệnh TCM cho những trẻ lành khác trong gia đình.
- Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2%, dung dịch nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn để tạo tính an toàn cho trẻ khi sử dụng.
- Phòng ốc nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.
Trên đây là những cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Các bậc phụ huynh nên lưu lại để bảo vệ sức khỏe con hiệu quả nhất nhé!
Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh nguy hiểm. Thời gian ủ bệnh từ 3-6 ngày. Triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh là sốt cao, bệnh nhân cảm thấy đau họng, chảy nước bọt, biếng ăn, bỏ ăn gây suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, bệnh nhân thấy khó ngủ, quấy khóc, run chi, thường xuyên giật mình. Tổn thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông. Tổn thương ở miệng, đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2 – 3 mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.
Tổn thương ở da, thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10 mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm trên da.
Trên đây là tổng hợp những cách điều trị bệnh tay chân miệng mà các bậc phụ huynh nên biết để bảo vệ con. Để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Các bạn nên tham khảo bài viết Bệnh Tay Chân Miệng Kiêng Gì để góp phần xây dựng thực đơn phù hợp nhé!. Chúc quý vị độc giả một ngày mới vui vẻ và mạnh khỏe nhé!
Comments