top of page

Bệnh Uốn Ván Có Nguy Hiểm Không?

  • Writer: Sức khỏe Dinh dưỡng
    Sức khỏe Dinh dưỡng
  • Jun 6, 2018
  • 3 min read

Các chi tay chân tê cứng, tàn tật, thậm chí tử vong...là minh chứng tác hại của bệnh uốn ván, là câu trả lời cho bệnh uốn ván có nguy hiểm không? Để hiểu cụ thể về căn bệnh này, bạn có thể tham khảo thêm những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!


Bệnh uốn ván có nguy hiểm không?




Bệnh uốn ván là căn bệnh thường gặp, nguy hiểm. Theo thống kê, hàng năm bệnh viện trung bình tiếp nhận từ 100-200 bệnh nhân điều trị, tỉ lệ người bị bệnh tăng giữa các năm.


Nhiều y bác sĩ cho rằng, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, độ tuổi từ 15-45, nhất là những người lao động vất vả. Ở phụ nữ mang thai đã được tiêm vắc- xin uốn ván, kháng thể bảo vệ có thể kéo dài tới 10-15 năm. Đối với nam giới, dù đã được tiêm vắc-xin từ lúc nhỏ nhưng sau một thời gian dài (khoảng 10 năm), hiệu lực bảo vệ của vắc-xin sẽ giảm nên cũng dễ mắc bệnh uốn ván.


Hầu hết, bệnh nhân nhập viện khi bệnh đã biến chứng, trở nặng bởi bệnh nhân chủ quan với những những vết thương nhỏ. Nếu không phát hiện và điều trị kip thời, bệnh sẽ biến chứng và gây nên một số tình trạng nguy hiểm như:


+ Tàn tật.


Điều trị bệnh uốn ván thường liên quan đến việc sử dụng thuốc an thần mạnh để kiểm soát co thắt cơ. Kéo dài bất động do việc sử dụng của các thuốc này có thể dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng uốn ván có thể gây tổn thương não lâu dài, từ tinh thần bị tổn hại ít đến bại não.


+ Tử vong


Bệnh uốn ván gây ra co thắt cơ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới hô hấp, làm cho không thể thở được. Suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất. Thiếu ôxy cũng có thể gây ra ngừng tim và tử vong. Viêm phổi, suy thận cũng là một nguyên nhân gây tử vong.


Bệnh uốn ván có chữa được không?



Bệnh uốn ván ở người là căn bệnh nguy hiểm nhưng với sự phát triển của khoa học y tế, hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh. Cụ thể:


+ Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố. Có thể dùng một trong các thuốc sau: penicillin, metronidazol 5, clindamycin, erythromycin. Đồng thời phải điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.


+ Dùng kháng độc tố uốn ván nhằm vô hiệu hóa độc tố trong cơ thể nhằm làm giảm tỉ lệ tử vong; kết hợp dùng globulin. Loại thuốc này có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch uốn ván với người. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiêm kháng độc tố trước khi cho bệnh nhân điều trị vết thương.


+ Kiểm soát các cơn co cứng: Tùy theo tình trạng của bệnh có thể dùng một loại hoặc phối hợp các thuốc sau đây: diazepam được sử dụng phổ biến: lorazepam, barbiturat, chlorpromazin. Thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với thở máy để điều trị các cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.


+ Các biện pháp chữa trị uốn ván kết hợp: Bù nước và điện giải; truyền dịch hoặc truyền thức ăn qua đường ống thông vào dạ dày; phương pháp điều trị vật lý trị liệu để đề phòng cứng cơ; dùng heparin và các chất kháng đông khác để đề phòng tắc mạch phổi; theo dõi chức năng của thận, bàng quang và ruột; phòng chống chảy máu và loét đường tiêu hóa.


+ Dùng vắc-xin gây miễn dịch chủ động: Bệnh nhân sau khi đã được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, cần được tiếp tục tiêm vắc-xin phòng bệnh ngay sau đó.


Trên đây là tổng hợp những thông tin trả lời thắc mắc bệnh uốn ván có nguy hiểm không. Để có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này, bạn có thể tham khảo bài viết: bệnh uốn ván là gì, bệnh lây qua đường nào nhé. Chúng tôi chúc bạn luôn mạnh khỏe, thành công.


 
 
 

Comments


© 2023 by PERSONAL TRAINER. Proudly created with Wix.com

  • w-facebook
  • Twitter Clean
bottom of page