top of page

Bệnh Tổ Đỉa Ở Trẻ Em, Những Điểm Cần Lưu Ý

  • Writer: Sức khỏe Dinh dưỡng
    Sức khỏe Dinh dưỡng
  • May 28, 2018
  • 4 min read

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là căn bệnh ngoài da, không ảnh hưởng quá nhiều đối với sức khỏe nhưng nếu vết thương bị viêm nhiễm, biến chứng sẽ gây hậu quả khôn lường, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Để hạn chế những hệ quả này, các bạn cần nắm rõ một số kiến thức cơ bản về bệnh, để chủ động các biện pháp phòng tránh hiệu quả.


Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là gì?



Đối với trẻ bị bệnh tổ đỉa, trẻ bị bệnh tổ đỉa, trong quá trình điều trị, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: g của bệnh là trên cơ thể xuất hiện các nốt mụn nước li ti màu trắng đục, mọc thành từng đám và có cảm giác ngứa.


Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh như di truyền từ mẹ sang con. Ngoài ra có một số yếu tố tác động như thời tiết hanh khô, dị ứng thực phẩm, cơ địa nhạy cảm.


Tổ đỉa thường xuất hiện khi trẻ còn nhỏ và có thể chấm dứt từ lúc sáu tuổi. Tuy vậy, một vài trường hợp bệnh tổ đỉa tiếp tục tái phát khi bước vào giai đoạn trưởng thành.

Trẻ bị tổ đỉa sẽ có biểu hiện và những triệu chứng như thế nào?

Giống như người lớn, trẻ bị tổ đỉa sẽ có những biểu hiện, triệu chứng ở vùng bàn tay, bàn chân như sau:


+ Các nốt mụn nước màu trắng đục với kích cỡ 1-2mm mọc nổi cộm lên bề mặt da, thường tụ tập thành từng cụm. Các nốt này khó vỡ, thông thường chỉ xẹp đi và chuyển sang màu vàng, khi bong để lộ nền da hồng bóng, có vảy bao xung quanh. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh bị bội nhiễm thì các nốt mụn nước sẽ chuyển sang màu đục, vùng da bị tổ đỉa tấy đỏ, xuất hiện hạch ở nách cùng hiện tượng sốt nóng.


+ Khi bị tổ đỉa, trẻ sẽ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu ở vùng tay, chân.


Trẻ bị tổ đỉa có nguy hiểm không?


Đó là thắc mắc của nhiều người nhưng ít ai có câu trả lời hoàn thiện, cụ thể. Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm đáng kể đến sức khỏe trẻ nhưng các bậc cha mẹ cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống hằng ngày, tránh tình trạng nhiễm trùng, gây khó khăn trong quá trình điều trị.


Trẻ bị bội nhiễm, mụn mủ, viêm mô tế bào, nổi hạch bạch huyết,…chính là hệ quả của bệnh tổ đỉa, cũng vì không được trị bệnh và vệ sinh đúng cách!


Trẻ nhỏ bị bệnh tổ đỉa cần phải làm gì ?



Đối với trẻ bị tổ đỉa, trong quá trình điều trị, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:


- Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa như nổi mụn nước, ngứa ngáy, trẻ quẩy khóc, chán ăn thì nên đưa trẻ đến các cơ sơ y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và tìm ra cách khắc phục hiệu quả, an toàn hơn..


- Không nên tự ý mua thuốc trị bệnh tổ đỉa từ bên ngoài, vì nếu mua thuốc không phù hợp với làn da của bé thì rất dễ gây kích ứng.. Tốt nhất là nên tham khảo qua ý khiến của bác sĩ để sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng cho phép..


- Không nên cho bé dùng tay gãi vào vùng da bị bệnh tổ đỉa, vì có thể làm cho da bị trầy xước, lỡ loét nhiều hơn và chỉ khiến cho bệnh ngày càng thêm trầm trọng..


- Vệ sinh thân thể cho trẻ thật sạch sẽ và nên lựa chọn các sản phẩm như sữa tấm, xà phòng có thành phần từ thiên nhiên, không có tính kháng khuẩn cao thì sẽ giúp cho làm da của bé không bị kích ứng và góp phần hỗn trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn..


- Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp bệnh mau khỏi hoặc thêm nặng hơn, do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý. Đặc biệt là các thực phẩm như hải sản, thức ăn quá ngọt, các thực phẩm lạ thì tuyệt đối tránh xa. Thay vào đó cho trẻ ăn nhiều trái cây, sữa chua để tăng cường sức khỏe ..


- Trong quá trình điều trị bệnh không để trẻ tiếp xúc với các loại khóa chất, phấn hoa, lông động vật, khó bụi, nguồn nước bẩn. Vì chỉ làm cho bệnh ngày càng thêm nặng..


- Các loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ nhỏ chủ yếu là các thuốc bôi ngoài da, kem điều trị có steroid và những loại thuốc kháng sinh...


Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Để bảo vệ sức khỏe con, bạn cần chủ động các biện pháp phòng tránh sau:


1.Hạn chế, tránh sử dụng các hóa chất độc hại như: xăng dầu, thuốc tẩy, xà phòng…


2.Kiêng, tránh sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng da như: đồ ăn cay nóng, ớt, hạt tiêu, bia rượu…


3.Không gãi, chà xát mạnh hay cố ý làm vỡ các mụn nước gây nhiễm khuẩn và có thể làm bệnh tổ đỉa nặng hơn.


4.Cần giữ vệ sinh lòng bàn tay, lòng bàn chân khô ráo, sạch sẽ.


5.Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như nước bẩn, bùn đất…


6. Không nên đi giày dép quá chật, thiếu không khí, độ ẩm cao…


7. Bổ xung các chất dinh dưỡng cần thiết, chế độ ăn uống hợp lý.


Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến bệnh tổ đỉa ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Vậy bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh. Chúng tôi chúc cho những trẻ đang bị mắc bệnh nhanh chóng lành bệnh, chúc cho tất cả độc giả luôn khỏe mạnh, thành công!

 
 
 

Commentaires


© 2023 by PERSONAL TRAINER. Proudly created with Wix.com

  • w-facebook
  • Twitter Clean
bottom of page